Những bước để viết cv được nhà tuyển dụng chú ý

Step 2: Viết một bài chia sẻ về ngành nghề hoặc công ty mà bạn đang hứng thú

Nếu bạn đang đi tìm việc bây giờ, chắc chắn không có gì sướng hơn là bỗng nhiên một ngày đẹp trời nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn và mời bạn đến làm việc, đúng không? Bạn thích việc nào trong 2 việc dưới đây hơn 1) viết CV, Cover Letter rồi điền form các thứ các thứ, mang đi nộp và chờ đợi; 2) chuẩn bị một bản hồ sơ online đầy đủ và nhà tuyển dụng sẽ tự tìm đến để mời bạn vào làm việc.

Nếu bạn có quen anh chị nào đang làm nghề headhunter (săn đầu người), thì bạn sẽ biết là ngoài kia trong khi các bạn sinh viên đang chạy vạy tìm việc, thì có những người làm tuyển dụng cũng đang chạy vạy và tìm đủ mọi cách để thu hút được nhân tài về cho công ty của họ đấy. Và cách mà họ thường làm là online (thường là LinkedIn) để tìm tòi và chọn lọc ra ứng viên tiềm năng sau đấy gọi điện mời phỏng vấn. Vậy nên nếu bạn đang làm một người đang tìm việc, có được một portfolio hoặc online resume mô tả kĩ về bạn, mục tiêu của bạn, định hướng của bạn, chắc chắn bạn sẽ nổi bật hơn so với các ứng viên chỉ gửi file .doc qua email đấy.

Lấy ví dụ từ chính bản thân mình, trong hơn 1 năm qua phát triển Personal Branding, mình đã thấy nhiều dấu hiệu tích cực hơn hẳn cho quá trình tìm việc của bản thân. Vậy nên nếu bạn cũng đang bế tắc trong vấn đề tìm việc, hãy thử một vài phương pháp mình đã từng làm xem sao. Đầu tiên hãy chọn ra một hoặc một vài công ty và bạn đang muốn tập trung (nên nằm chung một ngành nghề là tốt nhất). Sau đó hãy xem xem trong công ty đó bạn muốn nhắm đến vị trí nào. Một khi bạn đã có ý tưởng rõ ràng về tên công ty và tên vị trí bạn muốn làm việc, mơ ước được làm việc, bạn có thể thực hiện 3 bước sau giống mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bước 1: Tạo một bản CV có thể ‘search’ được

Your regular resume serves an important purpose when you’re already in front of hiring managers (say, in an interview), allowing them to quickly scan to see your potential. But very few recruiters are going to stumble across your resume online and be wowed by a document that looks so similar to everyone else’s.

Mục đích của CV là gì? Là để giúp nhà tuyển dụng khi đọc vào và ấn tượng cũng như hiểu rõ hơn về background, skills và kinh nghiệm làm việc của bạn có. Tuy nhiên có vấn đề đã nói đi nói lại rất nhiều lần, đấy là nếu bạn cũng chỉ gửi đi một file .doc hay .pdf như các ứng viên khác, thì bạn có gì khác biệt đây?

Trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể tự tạo ra khác biệt cho bản thân bằng cách làm một bản CV online để giới thiệu bản thân. Có 2 cách mà mình từng áp dụng để làm: 1) bạn tạo một website cá nhân trên Weebly, Wix hoặc WordPress hoặc 2) bạn tạo một bản CV hay ho bằng Powerpoint và upload lên SlideShare.

Dù bạn tạo website hay PowerPoint, cũng nên đảm bảo có đủ các yếu tố sau đây:

Một avatar chuyên nghiệp. Có thể chụp thử một ảnh và up lên PhotoFeeler để xem đã chuyên nghiệp hay chưa.
Ảnh của bạn đang tham gia hoạt động gì đó (công việc, tình nguyện, CLB đều được).
Một câu quote hoặc một câu giới thiệu của sếp cũ dành cho bạn.
List cụ thể về quá trình học tập và công việc của bạn.
Tập hợp các keywords liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển và công ty. Ví dụ thử nghĩ xem nếu đang ứng tuyển Marketing cho Google thì cần các keyword gì mà nghe phát đã nghĩ ngay đến Google.
Cuối cùng là đừng quên thông tin cá nhân để nhà tuyển dụng còn liên lạc nhé.
Sau khi đã có hết các thông tin cơ bản kia rồi thì bạn nhớ đặt tên website hoặc tên file để cho nhà tuyển dụng dễ search trên Google nhé. Ví dụ mình ứng tuyển cho vị trí Marketing của Unilever thì có thể đặt tên là ““Anh Tuan Le, Resume, Marketing Executive”. Mình sẽ cho cái tên này xuất hiện trên Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, mọi trang mạng xã hội có thể để tăng thêm độ search khi nhà tuyển dụng tìm trên Google.

Đương nhiên là bạn vẫn cần một bản CV truyền thống để gửi qua mail. Nhưng gửi kèm cả bản CV online thì sẽ giúp bạn gây ấn tượng hơn.

Step 2: Viết một bài chia sẻ về ngành nghề hoặc công ty mà bạn đang hứng thú

Sau khi đã có một bản PowerPoint hoặc một website rồi, bước tiếp theo là bạn thử viết hoặc phân tích một vấn đề gì đó mà công ty bạn đang dự định ứng tuyển có thể cảm thấy hứng thú.

Ví dụ, bạn dự tính làm Marketing có thể viết một bài chia sẻ cảm nhận về các campaign hay trong tháng. Bạn làm tài chính có thể viết một bài phân tích và dự đoán về tình hình biến động tài chính hoặc xu hướng gì gì đó. Nếu bí ý tưởng thì cứ chăm chăm đọc các báo của nước ngoài như Forbes, Economics các thứ để lấy thêm ý tưởng nhé. Bạn có thể viết luôn vào website hoặc tổng hợp các bài viết thành một file Powerpoint và upload lên SlideShare cũng được. Giống như mình đang viết các bài về CV, Interview làm việc như thế này chẳng hạn.

Viết hay và viết đủ mới chỉ xong một nửa vấn đề thôi. Bạn phải đảm bảo là viết có tần suất, có target về số lượng chữ cụ thể và cố gắng giữ mục tiêu đó. Ví dụ mỗi ngày viết một bài 500 từ về một vấn đề gì đó thì ngày nào cũng phải cố hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên nếu viết không thì chưa đủ. Bạn phải chịu khó đi share lại bài của mình lên các diễn đàn, các group Facebook, share trên LinkedIn, vân vân. Share các nhiều thì cơ hội để nhà tuyển dụng biết đến bạn sẽ càng nhiều hơn. Và nhớ là chọn group nào liên quan để share thôi nhé. Ví dụ làm Marketing thì chọn các group Marketing truyền thông các thứ thôi, đừng share lung tung vào mấy group tài chính.

Cuối cùng, nếu bạn đã có đầy đủ các bước trên thì bạn có thể cho kinh nghiệm này vào phần Project hoặc kinh nghiệm làm việc trong LinkedIn hoặc CV được đấy. Đây là kinh nghiệm thực tế bạn đã làm, chứ đâu có chém gió gì đâu.

Bước 3: Chịu khó dùng mạng xã hội

Đương nhiên là phải chịu khó một cách chọn lọc, chứ không phải lướt Facebook cả ngày để đọc tin cá chết hay là Tùng Sơn đâu nhé.

Nếu bạn đang dùng LinkedIn, có thể bắt đầu bằng cách headlines ở dưới tên LinkedIn. Thay vì viết nhàm chán kiểu ‘Students’ thì bạn có thể chọn một cái headlines gì đó kêu hơn, gây ấn tượng hơn và khiến cho nhà tuyển dụng chú ý và biết về mục tiêu của bạn rõ ràng hơn. Ví dụ headlines LinkedIn của mình như thế này:

screen-shot-2016-10-12-at-10-43-38-am

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng #hashtag để gây chú ý với nhà tuyển dụng. Nếu bạn vừa viết xong một bài gì đó rất hay ho có liên quan đến công ty mà bạn thích, hãy #hashtag tên công ty đó và bài viết, biết đâu một ngày đẹp trời nhà tuyển dụng lại ấn vào hashtag, thấy bài viết của bạn và tò mò muốn biết xem bạn là ai.

Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời giúp bạn kết nối được với nhà tuyển dụng mà nhiều bạn chưa biết đến. Hi vọng bạn hiền có thể áp dụng thành công 3 bước này và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *